Cách chăm cây Tùng Thơm đúng kỹ thuật để cây phát triển tốt
Với mùi hương thơm mát tự nhiên, nhiều gia đình Việt đã chọn Tùng Thơm để điểm tô cho không gian nội thất của mình. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Tùng thơm còn được giới trẻ ráo riết săn lùng để trang trí cho mùa Giáng Sinh sắp tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã biết cách trồng cũng như cách chăm cây Tùng Thơm để cây luôn xanh mát và tươi tốt. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Cây Cảnh Việt sẽ hướng dẫn bạn thực hiện đúng kỹ thuật như một dân nhà vườn đích thực.
Đôi nét về cây Tùng Thơm
- Tên gọi khác: Tùng Chanh, Tùng Hương, Tùng Lá Thơm…
- Tên khoa học: Cupressus macrocarpa
- Tên tiếng Anh: Goldcrest tree
- Họ: Hoàng Đàn (Tùng)
- Nguồn gốc: Phía Nam Châu Mỹ
- Đặc điểm: Là cây thân gỗ lá kim, có dáng hình tháp tự nhiên và kích thước nhỏ. Cây cao từ 30 – 60cm, có rễ chắc khỏe dạng chùm, mọc ngang và nhiều rễ con. Đặc biệt, cây có tuổi thọ cao, đồng thời có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường khắc nghiệt.
Hiện nay, Tùng Thơm được sử dụng phổ biến trong trang trí sân vườn và không gian nội thất. Ngoài ra, với mùi hương đặc trưng, loài cây này có khả năng xua đuổi được côn trùng, ruồi muỗi và đem lại sự thư thái cho tinh thần. Đặc biệt, trong các dịp Noel, lễ Tết, người ta cũng thường dùng cây làm quà tặng người thương hoặc trang trí cho không gian thêm phần sinh động, ấm áp.
Trong phong thủy, Tùng Thơm đại diện cho sự trường thọ và vận tài. Đặc biệt, loài cây này còn giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống. Ngoài ra, Tùng Thơm còn được sử dụng để xua đuổi tà ma, điềm xấu và mang lại sự bình an cho các thành viên trong gia đình.
Những ai thuộc mệnh Kim và tuổi Thân nên trồng một chậu Tùng Thơm trong nhà để đón nhận nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Xem thêm: Giới trẻ đổ xô mua cây Tùng Thơm Noel dịp Giáng Sinh
Cách trồng và chăm sóc cây Tùng Thơm
“Cây Tùng Thơm có dễ trồng không?”, “Cây Tùng Thơm sống được bao lâu?” hay “Cách chăm cây Tùng Thơm như thế nào?” là những câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ đang có ý định trồng loại cây này. Trong phần dưới đây, Cây Cảnh Việt sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
Cách trồng cây Tùng Thơm
Bạn có thể trồng cây Tùng Thơm ở trong nhà hoặc ngoài vườn tùy theo sở thích riêng của mình. Hiện nay, có một số cách nhân giống cây Tùng Thơm mà bạn có thể tham khảo như: chiết cành, giâm cành. Tuy nhiên, dân vườn thường sẽ ưa chuộng cách giâm cành hơn.
Sau đó, bạn tiến hành chọn chậu phù hợp với kích thước của cây. Đối với loài cây nhỏ, có kích thước từ 20 – 50cm sẽ được dùng để trang trí cho không gian nội thất. Khi đó, chậu cây cũng sẽ là loại nhỏ. Đặc biệt, bạn cũng có thể sử dụng bọc giấy kraft hoặc vải bố bên ngoài để trang trí cho dịp Noel sắp tới.
Còn những loài Tùng Thơm lớn hơn (kích thước trên 60cm) thường sẽ được đặt trong sân vườn. Khi đó, bạn có thể cân nhắc giữa các loại chậu như: chậu sứ, chậu đá mài, chậu gỗ… Cần lưu ý là chậu cây phải có lỗ thoát nước để tránh tình trạng ngập úng cây.
Phần đất trồng cũng cần đảm bảo chuẩn theo kỹ thuật trồng cây Tùng Thơm. Đất phải có độ tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt và đặc biệt là cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây phát triển. Đừng quên trộn thêm trấu, cát hoặc xơ dừa để tăng khả năng thoát nước.
Bây giờ, bạn chỉ cần cho đất vào 1/3 chậu và đặt cây giống vào đó. Tiếp đó, hãy cho thêm đất vào đến khi chạm mép chậu. Cuối cùng là tưới phun sương để tạo độ ẩm cho cây và đất.
Cách chăm cây Tùng Thơm
Cách chăm cây Tùng Thơm sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây. Nhìn chung, chăm cây Tùng Thơm không đòi hỏi quá nhiều về thời gian, công sức cũng như kỹ thuật. Bạn chỉ cần lưu ý một số điều sau là cây đã có thể sống tốt và tươi xanh:
- Ánh sáng: Bạn nên trồng cây Tùng Thơm trong nhà. Mỗi ngày, hãy mang nó ra phơi nắng từ 2 – 3 tiếng vào lúc 6 – 8 giờ sáng là được.
- Nhiệt độ: Tùng Thơm là loại khá ưa mát và chịu nóng kém. Vì thế, bạn có thể trồng cây dưới máy lạnh và khoảng nhiệt phù hợp nhất là 25 – 28 độ C. Nếu trồng cây trong thời tiết oi bức, cây tùng thơm có thể bị khô lá, thậm chí úa và thối.
- Độ ẩm: Tùng Thơm là loại cây ưa ẩm. Tuy nhiên, cây lại chịu hạn tốt và chịu úng rất kém. Vì thế, chỉ nên để độ ẩm vừa phải, không quá khô hạn cũng không quá ẩm ướt.
- Đất trồng và phân bón: Đất trồng cây nên có độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung dưỡng chất cho cây bằng phân hữu cơ hoặc phân trùn quế. Đồng thời, bón NPK 3 – 4 tháng/ lần cũng giúp cây phát triển nhanh chóng và lá cây xanh tươi.
- Nước: Cây Tùng Thơm khá háo nước nên cần tưới đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn không nên tưới với lượng nước quá nhiều sẽ khiến cây bị úng.
Lưu ý cần biết khi trồng và chăm sóc cây Tùng Thơm
Mặc dù ít bị tấn công bởi sâu bệnh, nhưng Tùng Thơm cũng có thể mắc một số vấn đề phổ biến như:
- Bệnh phấn trắng: Tách cây ra và lau chùi lá cây ngay khi phát hiện bệnh.
- Cách chăm sóc cây Tùng Thơm bị héo: Tùng Thơm có thể bị héo khi bị thiếu nước. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần áp dụng cách cứu cây Tùng Thơm bị héo như sau: đặt chậu cây trong chậu nước trong vòng 30 phút rồi lấy ra và tưới phun sương lên lá cây.
- Cây Tùng Thơm bị vàng lá, héo ngọn: Lý do đến từ việc bạn tưới quá nhiều nước cho cây. Lúc này, hãy ngừng việc tươi nước, thay giá thể và cắt tỉa đi phần lá bị hư.
Bên trên là cách trồng và cách chăm cây Tùng Thơm đúng kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, đừng quên liên hệ với Cây Cảnh Việt qua hotline 0977.48.1919 nếu có nhu cầu mua giống cây Tùng Thơm về trồng hoặc trang trí trong dịp lễ Giáng Sinh sắp tới nhé!