Cây Thiên Tuế
Giá: Giá gốc là: 3,500,000₫.3,300,000₫Giá hiện tại là: 3,300,000₫.
• Cây Thiên Tuế cao cả lá từ 1.2m – 1.4m
• Ngoài ra còn có nhiều loại cao 0.8m, 1m, 1.5m, 2m, 3m • Liên hệ zalo 0977.48.1919 để tư vấn, gửi hình thực tế • Giao hàng nhanh 2 giờ tại HCM |
Cây Thiên Tuế chắc hẳn không còn xa lạ gì với người Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này ở rất nhiều nơi như hoa viên, công trình công cộng lớn ở các đô thị. Nó tượng trưng cho sự uy nghi, trường tồn, mạnh mẽ.
Vì thế chúng là vật phẩm tặng những dịp về nhà mới, khánh thành nhà thờ, chùa, đình… Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cây phong thủy này nhé.
- Tên gọi khác: cây Đuôi Phượng
- Tên khoa học là Cycas revoluta, thuộc chi Cycas, họ Cycadaceae
- Là một loài cây có nguồn gốc từ miền nam Nhật Bản, trồng phổ biến ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm cây Thiên Tuế
Cây Thiên Tuế là loại cây có thân gỗ, thân cây cao khoảng 2-3m, có thể cao hơn nếu được chăm sóc tốt.
Thân cây khá to, có hình dạng tròn trịa từ gốc lên tận ngọn, không có sự thay đổi đột ngột về kích thước.
Thiên Tuế là loại cây ít nhánh, thân không phân nhánh nhiều. Trên bề mặt thân cây có rất nhiều gai nhọn giống như vỏ quả trái thơm.
Lá của Thiên Tuế có hình dạng giống lông chim, mọc thành từng vòng ở phần đỉnh thân cây. Các lá có kích thước khác nhau, lá ở đầu ngọn và cuống nhỏ hơn, còn lá ở giữa cành thì kích thước lớn hơn, chiều dài có thể lên tới 2m.
Bề mặt lá rất nhẵn, có độ bóng, cứng và sắc nhọn ở đầu. Khi chạm vào, lá Thiên Tuế có thể gây cảm giác đau nhói. Đặc điểm là cây chỉ ra lá mới 2 lần trong năm.
Cây Thiên Tuế là loài cây có tốc độ sinh trưởng chậm, phải đến 20 năm tuổi mới có hoa.
Hoa Thiên Tuế cũng mọc ở đỉnh thân cây giống như lá, nhưng ở hai giới tính khác nhau.
Cầu hoa đực hẹp và dài 25-28cm, rộng khoảng 4cm, còn cầu hoa cái có hình phiến dài đến 20cm, bề mặt có nhiều lông màu nâu đậm. Hai loại hoa này không có khả năng tự thụ phấn, nên cần có sự can thiệp tạo quả.
Quả Thiên Tuế có vỏ mềm màu vàng nhạt, bên trong chứa hạt khá cứng, màu đỏ nâu. Hạt có hình dạng hơi dẹp và khi còn non thì có lông mịn, màu da cam.
Ý nghĩa phong thủy của cây thiên tuế
Ngay từ chính cái tên (đã nói lên ý nghĩa của loài cây này. Thiên Tuế trong tiếng Hán có nghĩa là nghìn năm tuổi. Chính là nói về có tuổi thọ cao và sức sống lâu bền. Được xem là biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn, hạnh phúc trong quan niệm của người dân Á Đông.
Cây có dáng dấp uy nghi, đường bệ; thân cây đứng thẳng, cứng cáp và vững chãi.
• Lá cây lại có dáng như những chiếc lông chim phượng lớn xòe ra xanh mướt xung quanh cây tạo nên vẻ đẹp cổ kính hoài niệm nhưng lại không kém phần sang trọng.
• Cành cây trải qua thời gian, khi đã trưởng thành và cứng cáp vươn cao thẳng lên trên biểu trưng cho sự kiên trì vượt qua khó khăn để thành công và thăng tiếng, mang lại tiền tài phú quý.
Cây thiên tuế hợp với mệnh gì, tuổi gì?
Cây Thiên Tuế hợp với mệnh nào?
Do Thiên Tuế sở hữu một màu xanh đặc trưng nên giống cây cảnh này được xếp vào nhóm hành Mộc.
Hai mệnh hợp nhất để trồng Thiên Tuế là mệnh Mộc và mệnh Thuỷ. Những người thuộc hai mệnh này khi trồng cây sẽ tăng vượng khí, thuận lợi trong cuộc sống và làm ăn gặp nhiều sự may mắn.
Cây Thiên Tuế hợp với tuổi nào?
Thiên Tuế cũng hợp với nhiều tuổi nhưng hợp nhất là người tuổi Sửu. Thiên Tuế giúp gia chủ có tài vận hanh thông và được viên mãn trong cuộc sống.
Ngoài ra, chúng còn giúp cho gia chủ sức khỏe dồi dào, trường thọ cùng những người thân yêu của mình.
Hoa Thiên Tuế nở mang ý nghĩa gì?
Có bạn từng hỏi cây này có hoa không? Mình chắc chắn 1 điều là cây Thiên Tuế có hoa nhé. Người xưa có câu “Thiên niên thiết thụ liễu hoa” nghĩa là “Ngàn năm cây mới đơm hoa”.
Nên cây nở hoa được xem là điểm lành, báo hiệu nhiều điều may mắn sắp xảy ra. Khi cây nở hoa, hoa có thể dài từ 25 – 30cm, rộng từ 5cm, quả của cây có hình cầu giống với quả cây cau cảnh, vỏ mềm có lông mịn, bên trong có hạt cứng.
Vì vậy nhà bạn nào sở hữu được hoa này thì quá là hiếm có, vô cùng may mắn.
>>Xem thêm: Cây Cọ Nhật – Giải pháp trang trí nội thất và cảnh quan hoàn hảo
Tác dụng cây Thiên Tuế
Vì là loại cây sinh trưởng chậm, tuổi thọ cao, có vẻ đẹp lâu bền với thời gian lại ưa sáng, có khả năng chịu hạn hán tốt, có tính thẩm mỹ và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên cây thường được trồng làm cây cảnh trong sân vườn nhà
Trước trụ sở công ty, trong công viên, khu dân cư, khu du lịch hay trang trí nội thất tại nhiều vị trí trong nhà như phòng khách, hành lang, giếng trời, văn phòng làm việc, phòng họp…
Cách nhân giống, trồng và chăm sóc cây
Nhân giống cây Thiên Tuế
Cây thường được nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau như gieo hạt, giâm củ hoặc nhân giống bằng chồi hút. Bạn có thể tham khảo một số cách nhân giống cây Thiên Tuế dưới đây.
Với cách nhân giống bằng gieo hạt:
- Đầu tiên đem hạt ngâm nước ấm và ủ giống cho đến khi hạt bắt đầu nảy mầm rồi đem gieo trong cát. Nên gieo vào khoảng vụ xuân (tháng 3 – tháng 4) hoặc vụ thu (tháng 8 – tháng 9).
- Vì lúc này thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh, thích hợp để kích thích cây mọc rễ và phát triển. Sau khi gieo 3 đến 4 tháng thì hạt giống sẽ đâm chồi và phát triển thành cây con.
- Bạn nên chăm sóc cho cây con đến khi đạt chiều cao khoảng 30cm. Sau đó tiến hành vào chậu.
Nhân giống bằng cách giâm củ.
- Bạn có thể sử dụng đoạn thân cây trưởng thành cưa thành từng miếng nhỏ dài 10 -20cm.
- Cạo hết phần tủy, dùng dung dịch kích thích mọc rễ IBA ngâm trong 2h. Sau đó giâm vào đất cát hoặc đất thịt chua và đợi củ mọc rễ.
- Thường thì sau khoảng 4 tháng củ sẽ bắt đầu mọc rễ. Mỗi miếng củ như vậy có thể mọc 1 hoặc nhiều cây con. Sau 2 năm giống sẽ mọc lá. Và lúc này thì bạn có thể đem đi trồng vào chậu.
Cách trồng cây Thiên Tuế
Cây Thiên Tuế sau khi được nhân giống và trồng vào chậu rồi vẫn cần được bạn chăm sóc kĩ lướng để sinh trưởng và phát triển tốt.
Sau khi cây giống đã ra lá ta nên bứng cây trồng vào chậu.
Khi bứng cây bạn nên cẩn thận một tí không để cây bị mất rễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây sau này nha.
Cách chăm sóc cây Thiên Tuế
• Nước: Tưới nước thường xuyên để cây nhanh chóng ra rễ và giúp rễ cây nhanh chóng bám vào đất. Bạn nên tưới từ cây 2 – 3 ngày/ lần trong khoảng 1 tháng.
• Ánh sáng: Là loại cây ưa sáng, vì vậy bạn nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng. Không nên trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra lá và phát triển của cây.
• Đất: Nó không kén đất. Để cây phát triển tốt bạn nên trồng cây trong hỗn hợp: đất thịt trộn phân chuồng hoai mục, tro trấu hoặc xỉ than. Trước khi trồng cần xử lí đất bằng vôi bột để loại trừ sâu bệnh gây hại.
• Phân bón: cây có tốc độ tăng trưởng chậm nên chỉ cần bón phân chuồng cho cây cùng với một lượng NPK hòa với nước vừa đủ.
Vị trí đặt thiên tuế hợp phong thủy
Cây thiên tuế được trang trí nhiều trong không gian nội thất như trong phòng khách, hành lang, sảnh, cầu thang, trước sân nhà,… những nơi thoáng mát, rộng rãi, nhiều ánh sáng
Dáng vẻ đặc biệt và màu xanh mướt của lá cây sẽ làm cho bức tường phòng khách bớt đơn điệu. Tạo nên vẻ đẹp hoài cổ ở sân nhà hay khuôn viên quán café.
Hoặc tạo điểm nhấn sang trọng ở sảnh nhà hàng, khác sạn, trong khu du lịch, nghỉ dưỡng. Cây cũng thích hợp trồng trong phòng làm việc, văn phòng, phòng họp để loại bỏ khí độc, cân bằng âm dương, đem lại tài vận.
Giá cây thiên tuế bao nhiêu?
Giá cây Thiên Tuế có thể khác nhau tùy thuộc vào chiều cao cây, kích cỡ, tuổi thọ và chất lượng của từng cây. Chúng còn tùy thuộc vào từng khu vực vùng miền của Việt Nam mà giá cũng có sự thay đổi.
Tại Hồ Chí Minh giá của cây Thiên Tuế dao động khá rộng, có thể từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Tùy thuộc vào kích thước cây và chất lượng cây thực tế. Những cây có dáng đẹp, gốc to, già thì có giá cao hơn những cây nhỏ hoặc mới trồng.
Đây là hàng hiếm ít có sẵn nên khách hàng vui lòng gọi điện trực tiếp đến hotline/zalo 0977.48.1919 để được tư vấn cụ thể và ưu đãi giá tốt hơn khi mua số lượng nhiều.
>> Xem thêm: Sen Đá Chuỗi Ngọc – Giải pháp cho không gian sống xanh của bạn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.